Lốp đặc xe nâng là gì? Nên chọn lốp đặc hay lốp hơi xe nâng?

Theo dõi Thiên Sơn Holdings trên Follow Thiên Sơn Holdings trên Google News
lốp đặc xe nâng

Lốp đặc xe nâng có vai trò quan trọng đối với việc di chuyển, cũng như ảnh hưởng đến quá trình vận hành xe, nên được các chủ xe nâng vô cùng quan tâm. Để hiểu rõ hơn về loại lốp đặc xe nâng này, mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin chi tiết về loại lốp xe này trong bài viết dưới đây.

1. Lốp đặc xe nâng là gì? Cách đọc thông số lốp

Lốp đặc xe nâng là loại lốp dành cho xe nâng được làm từ cao su đặc nguyên khối và không có chứa không khí bên trong. Do đó, loại lốp này có độ bền rất cao, giúp xe nâng có thể di chuyển một cách dễ dàng ở nhiều địa hình làm việc khác nhau.

Lốp đặc xe nâng là gì
Lốp đặc xe nâng là bộ phận quan trọng trong hệ thống di chuyển của xe nâng

Lốp đặc xe nâng có một số vai trò quan trọng đối với việc di chuyển của xe nâng như sau:

  • Chịu trách nhiệm chịu tải trọng của toàn bộ xe nâng.
  • Giúp giảm xóc tốt.
  • Tạo lực kéo cho hệ thống phanh của xe nâng.
  • Có tác dụng điều hướng di chuyển cho xe nâng.

Nếu bạn không phải là một người hiểu rõ về xe nâng và các bộ phận của chúng thì việc độc thông số lốp xe nâng không phải là điều dễ dàng. Ngoài ra, mỗi loại lốp xe nâng sẽ có các thông số khác nhau. Do đó, bạn cần phải nắm rõ các thông số này để có thể lựa chọn được loại lốp xe cho phù hợp. Để giúp bạn dễ dàng hiểu được các thông số lốp xe nâng, bảng dưới đây sẽ tổng hợp các ký hiệu và các cách đọc thông dụng để bạn có thể theo dõi:

STT Ví dụ kiểu ký hiệu Giải thích thông số
1 6.00-9/ 4.00 6.00: Chiều rộng mặt lốp tiếp xúc với đường rộng 6 inch
9: Đường kính lazang sử dụng cho lốp là 12 inch
4.00: Chiều rộng vành lazang 4 inch dùng để lắp lốp
2 18×7-8/ 4.33 18: Chiều cao (đường kính ngoài) của lốp là 18 inch
7: Bề rộng lốp là 7 inch
8: Đường kính lazang sử dụng cho lốp là 8 inch
4.33: Chiều rộng lazang phù hợp lắp cho lốp là 4.33 inch
3 22x9x16 22: Đường kính ngoài của lốp là 22 inch
9: Chiều rộng mặt lốp 9 inch
16: Đường kính trong của lốp là 16 inch
4 250-15/ 7.00 250: Chiều rộng mặt lốp là 250mm
15: Đường kính lazang lắp lốp là 15 inch
7.00: Độ rộng lazang lắp lốp là 7 inch

2. Phân loại và cấu tạo của lốp đặc xe nâng

2.1. Phân loại lốp đặc xe nâng

Dựa vào đặc điểm lốp, có thể phân loại lốp đặc xe nâng thành 2 loại cơ bản bao gồm:

  • Lốp đặc xe nâng để lại vệt: Đây là loại lốp có màu đen được dùng để thực hiện các công việc ở môi trường không có tiêu chuẩn cao về tính thẩm mỹ, thường làm việc ở các địa hình gồ ghề, phức tạp. Trong quá trình di chuyển, lực ma sát sẽ khiến lốp xe để lại các vệt đen trên mặt sàn.
  • Lốp đặc xe nâng không để lại vệt: Ngược lại với loại lốp để lại vệt thì loại lốp xe này thường được dùng trong môi trường có yêu cầu vệ sinh cao như các ngành thực phẩm, dược phẩm, công nghệ hoặc siêu thị do nó không để lại vệt trên mặt sàn. Thường thì loại lốp xe này được sản xuất với công nghệ hiện đại, tốn nhiều thời gian sản xuất và chi phí sản xuất so với loại lốp trên.

2.2. Cấu tạo lốp đặc xe nâng

Lốp đặc xe nâng có cấu tạo gồm các bộ phận chính: Mặt lốp, lớp đệm cao su trung tâm, lớp cao su phía trong và tanh lốp. Trong đó, mỗi bộ phận sở hữu những đặc điểm cụ thể và giữ những vai trò riêng biệt:

  • Mặt lốp: Mặt lốp là lớp vỏ ngoài cùng tiếp xúc với mặt đường, có vai trò bảo vệ toàn bộ lốp khỏi những tác động từ bên ngoài như mài mòn, giãn nở vì nhiệt. Mặt lốp được xẻ rãnh với hình dáng, độ sâu và kích thước bề mặt khác nhay tùy loại lốp. Điều này giúp đảm bảo độ ma sát tiêu chuẩn cho lốp đặc xe nâng, hạn chế trơn trượt đến mức tối đa trong quá trình xe di chuyển.
  • Lớp đệm cao su trung tâm: Lớp đệm cao su trung tâm đòi hỏi có độ cứng tốt để đảm bảo khả năng chịu lực và chịu tải của lốp xe. Đây là lớp trung gian giữa mặt lốp và lớp cao su phía trong, có độ đàn hồi lớn để mang lại quá trình vận hành êm ái và ổn định.
  • Lớp cao su phía trong: Lớp cao su phía trong tiếp xúc trực tiếp với lazang xe nâng, cần có độ bền cao.
  • Tanh lốp: Đây là bộ phận được lồng trong lớp cao su phía trong. Nó có vai trò cố định lốp để lốp không bị quay vòng trong suốt quá trình hoạt động.
cấu tạo lốp đặc xe nâng
cấu tạo lốp đặc xe nâng

3. Ưu điểm vượt trội của lốp đặc xe nâng

Được chế tạo từ chất liệu có độ bền và độ cứng cao cùng thiết kế cấu tạo ưu việt, lốp đặc xe nâng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

3.1. Độ bền cao, khả năng làm việc bền bỉ

Lốp đặc xe nâng được sản xuất từ 100% cao su với cấu tạo 4 lớp có độ bền cực cao. Nhờ đó, chúng có khả năng chịu lực và chịu tải trọng của cả xe nâng và hàng hóa trên xe tốt, có thể di chuyển trên nhiều loại địa hình và làm việc bền bỉ trong nhiều điều kiện khắc nghiệt.

3.2. Khả năng bám đường tốt

Đặc điểm của lốp đặc xe nâng là có thiết kế rãnh xẻ sâu. Do đó, khả năng bám đường của lốp cực tốt, hạn chế tối đa được sự cố trơn trượt trong khi sử dụng. Với khả năng ma sát tốt nhưng lốp đặc lại ít có sự mài mòn qua một thời gian dài làm việc.

3.3. Bán kính vòng quay nhỏ

Lốp đặc xe nâng Solidpro là một dòng lốp đặc được sử dụng vô cùng phổ biến trên thị trường bởi chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Độ bền cao.
  • Có khả năng bám đường và chống trơn trượt cực tốt.
  • Khả năng di chuyển êm ái và không để lại vệt trên sàn.
  • Dễ dàng thay thế, sửa chữa.

3.4. An toàn và tiện lợi

Lốp đặc có ưu điểm an toàn khi vận hành, không bị ảnh hưởng và gián đoạn quá trình làm việc trong trường hợp các vật sắc nhọn đâm vào lốp xe. Bên cạnh đó, sử dụng lốp đặc không mất thời gian bơm hơi, thuận lợi hơn cho quá trình sử dụng.

 Lốp đặc xe nâng sở hữu nhiều ưu điểm
Lốp đặc xe nâng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

4. Một số hãng lốp đặc xe nâng phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất lốp đặc xe nâng nổi tiếng, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết chúng luôn đảm bảo độ bền tốt và khả năng chịu tải, khả năng bám đường đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, mỗi loại lốp lại sở hữu những đặc điểm riêng biệt nhất định và phù hợp với những môi trường làm việc khác nhau. Dưới đây là một số hãng sản xuất lốp đặc xe nâng phổ biến hiện nay:

4.1. Lốp đặc xe nâng hãng Advance

Các sản phẩm lốp đặc xe nâng do hãng Advance sản xuất hiện nay rất được đón nhận và sử dụng phổ biến trên thị trường nhờ những hiệu quả tối ưu mà chúng mang đến cho người sử dụng: Khả năng bám đường, chống trơn trượt tốt; khả năng làm việc bền bỉ, liên tục trong một khoảng thời gian dài; khả năng chịu tải tốt.

4.2. Lốp đặc xe nâng thương hiệu Bridgestone

Đây là hãng sản xuất lốp cho nhiều loại phương tiện hạng nặng, trong đó có sản phẩm lốp đặc xe nâng với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Thiết kế lốp dày dặn, chắc chắn, bền bỉ với hợp chất cao su đặc.
  • Độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Có khả năng di chuyển trên nhiều loại địa hình.

4.3. Lốp đặc xe nâng thương hiệu Solidpro

Đây là một trong những dòng lốp đặc xe nâng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ sở hữu nhiều ưu điểm:

  • Hiệu suất cao, độ bền tốt
  • Khả năng bám đường tốt
  • Di chuyển êm ái, không tạo vệt
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt

4.4. Lốp đặc xe nâng hãng Nexen

Lốp đặc xe nâng do hãng Nexen sản xuất có độ đàn hồi tốt, khả năng chịu tải cao. Chính vì vậy, chúng được trang bị cho nhiều dòng xe nâng tải trọng lớn. Ngoài ra, ưu điểm đa dạng về hoa lốp và có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau cũng là điều khiến lốp Nexen được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.

4.5. Lốp đặc xe nâng hãng Yokohama

Lốp đặc xe nâng do Yokahama sản xuất với vật liệu cao su đặc biệt, có độ bền và khả năng chịu lực tốt, chịu được tần suất vận hành cao và ít bị ăn mòn. Đó là những yếu tố khiến khác hàng tin tưởng lựa chọn dòng lốp này.

Lốp đặc xe nâng hãng Yokohama
Lốp đặc xe nâng được sản xuất bởi nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng thế giới

5. Nên chọn lốp đặc hay lốp hơi xe nâng?

Bên cạnh lốp đặc, lốp hơi xe nâng cũng là một loại lốp được sử dụng phổ biến. Chúng có săm và sử dụng hơi để có thể làm căng bề mặt lốp. Nên sử dụng loại lốp nào cũng là điều khiến nhiều khách hàng quan tâm. Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng so sánh đặc điểm của lốp đặc và lốp hơi:

  • Lốp đặc: Nhờ khả năng chống đâm thủng, lốp đặc thường được sử dụng cho xe nâng có địa hình làm việc bằng phẳng nhưng nhiều dị vật như nhà kho, nhà xưởng, bến cảng,… Lốp đặc xe nâng được sản xuất từ cao su nguyên khối nên có độ bền và tuổi thọ cao, ít đòi hỏi bảo dưỡng, bảo trì. Tuy nhiên chúng có giá thành cao hơn đáng kể so với lốp hơi.
  • Lốp hơi: Sở hữu tính linh hoạt cao, khả năng bám đường và di chuyển ở cả địa hình bằng phẳng và gồ ghề cùng giá thành rẻ. Tuy nhiên, chúng dễ bị dị vật sắc nhọn đâm thủng và độ bền không cao bằng lốp đặc nên yêu cầu bảo dưỡng khá cao.

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về một số tiêu chí giữa lốp đặc và lốp hơi xe nâng:

STT Tiêu chí so sánh Lốp đặc Lốp hơi
1 Cấu trúc Cao su đặc Bơm hơi
2 Khả năng chịu tải Tốt hơn Kém hơn
3 Môi trường làm việc Trong nhà và ngoài trời Trong nhà và ngoài trời
4 Địa hình làm việc Bằng phẳng Bằng phẳng và gồ ghề
5 Quãng đường di chuyển Không tối ưu bằng lốp hơi Tối ưu hơn
6 Khả năng chống thủng Không
7 Bảo trì Thiết kế đơn giản, độ bền cao, ít đòi hỏi bảo trì Cần bảo trì thường xuyên
8 Tuổi thọ Dài hơn Ngắn hơn
9 Giá Cao hơn Thấp hơn

Nhìn chung, mỗi loại lốp xe nâng đều sở hữu những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, để chọn mua được loại lốp phù hợp nhất, khách hàng cần cân nhắc dựa trên các yếu tố như tình trạng kho bãi, điều kiện địa hình, tính chất công việc,… để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Ví dụ, do tính chất sản xuất, mặt sàn kho xưởng của bạn có một số loại dị vật sắc nhọn, tốt nhất nên chọn lốp đặc xe nâng.

Nếu có nhu cầu chọn mua xe nâng, lớp đặc xe nâng và các sản phẩm phụ tùng xe nâng nhập khẩu chính hãng, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0979 654 498 để được tư vấn chi tiết và báo giá tốt nhất!

Bạn hãy đánh giá nội dung này có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *