Hệ thống thuỷ lực có thể được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe nâng. Hầu hết hệ thống lái và các thiết bị liên quan đều dẫn động bởi hệ thống thuỷ lực. Hãy cùng Thiên Sơn Holdings khám phá chi tiết cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách bảo trì hiệu quả cho hệ thống thuỷ lực xe nâng trong bài viết này.
Cấu tạo cơ bản hệ thống thủy lực xe nâng
Hệ thống thủy lực của xe nâng hàng chịu trách nhiệm nâng và di chuyển pallet bằng cách tạo áp suất từ điện hoặc cơ năng để hoạt động hiệu quả. Dù chỉ cần lực nhỏ, hệ thống này vẫn có khả năng di chuyển pallet hàng hóa nặng với hiệu suất cao. Cụ thể, hệ thống thuỷ lục xe nâng gồm 4 bộ phận chính:
- Xi lanh thuỷ lực: đây là bộ phận thuỷ lực tuyến tính. Nó hoạt động dưới tác động của áp suất chất lỏng làm piston di chuyển bên trong ống.
- Motor thuỷ lực: đây là động cơ thuỷ lực hướng tâm, các ổ bánh xe sẽ quay khi các chất lỏng xoay quanh trục tác động lên.
- Bơm thuỷ lực: bộ phận được sử dụng để tạo ra áp lực và dòng chảy trong hệ thống thuỷ lực nhằm tạo ra điện lực.
- Van thuỷ lực: bộ phận này được sử dụng để điều khiển hướng, lưu lượng và điều áp.
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực xe nâng
Hệ thống thuỷ lực xe nâng hoạt động dựa trên nguyên lý Pascal và sử dụng chất lỏng (thường là dầu) làm chất truyền nhiệt động. Hệ thống này trải qua 5 chế độ hoạt động sau đây:
- Chế độ chờ: Van phân phối ở chế độ mở, các van khác ở trạng thái sẵn sàng cho các chế độ khác.
- Chế độ nâng và hạ hàng hóa: Dầu thuỷ lực được hút qua bơm nguồn qua phần lọc để loại bỏ cặn bẩn. Sau đó được vận chuyển tới các van phân phối và đi vào hệ thống kích hoạt xi lanh nâng hạ hàng hóa.
- Chế độ giữ tải: Khi cần giữ hàng ở một độ cao nhất định, các van một chiều sẽ bị khoá ngăn dầu chảy ngược lại.
- Chế độ quá tải: Để giảm tải và bảo vệ các bộ phận bên trong, các van xả sẽ bắt đầu hoạt động. Đồng thời các van khác sẽ đóng lại để tạm ngưng hoạt động của hệ thống.
Tham khảo các dòng xe nâng tay điện chính hãng, giá tốt tại Thiên Sơn Holdings
Các xi lanh thủy lực nào được sử dụng trong xe nâng hàng?
Xi lanh thủy lực xe nâng: Xi lanh nâng
Xi lanh nâng là một trong những loại xi lanh thuỷ lực có tính ứng dụng cao. Mô tả chi tiết như sau:
- Xi lanh nâng gồm một van điều khiển đưa chất lỏng đến xi lanh.
- Đây là xi lanh thuỷ lực tác động đơn có thể nâng được lưu lượng thể tích chất lỏng lớn nhất.
- Bộ phận này có chức năng nâng hạ càng và khung của xe nâng.
- Khi xi lanh hoạt động, van điều kiện sẽ được hạ thấp. Chất lỏng sẽ quay trở lại bể chứa dựa trên trọng lực của thiết bị thẳng đứng, rỗng hoặc có tải.
- Van điều chỉnh lưu lượng giúp kiểm soát dòng chảy của chất lỏng vào xi lanh, đảm bảo quá trình hạ diễn ra một cách trơn tru và kiểm soát.
Tham khảo: Bảng giá cho thuê xe nâng hàng
Xi lanh thủy lực của xe nâng: Xi lanh nghiêng
Việc nâng hạ không chỉ theo chiều thẳng đứng mà nó còn thay đổi nhiều góc khác nhau so với mặt đất. Để thực hiện được việc đó, cần bộ phận xi lanh nghiêng:
- Một xe nâng thường có hai xi lanh nghiêng được kết nối với các đường ray cố định của cụm thẳng đứng với khung.
- Xi lanh nghiêng thường được sử dụng trong việc kiểm soát chuyển động nghiêng khỏi vị trí thẳng đứng so với mặt đất, tiến và lùi.
- Với thiết kế của mình, khi xe nghiêng về phía trước hoặc đằng sau đều được kiểm soát và người luôn giữ trạng thái thẳng đứng không bị uốn cong từ bên này sang bên khác trong quá trình xe hoạt động.
- Xi lanh nghiêng có khả năng tác động kép giúp đẩy và kéo tải trọng.
Xi lanh thủy lực xe nâng: Xi lanh trợ lực lái
Nếu như xi lanh nâng, xi lanh nghiêng giúp nâng hạ sản phẩm dễ dàng thì xi lanh trợ lực lái cũng là một lựa chọn phù hợp cho việc bánh xe được đẩy theo hai hướng để rẽ trái hoặc rẽ phải:
- Bộ phận thuỷ lực của xe nâng điện sẽ hoạt động dựa trên một máy bơm riêng biệt. Với xe nâng dầu, chỉ cần một máy bơm, bộ phận trực lái sẽ được sử dụng với nhiều bộ phận thuỷ lực khác nhau.
- Xi lanh trợ lực lái là một xi lanh tác dụng kép có khả năng tạo ra lực tác dụng ngược chiều nhau, cho phép đẩy bánh xe theo hai hướng để thực hiện việc rẽ trái hoặc phải.
- Bằng cách sử dụng áp lực chất lỏng thông qua một hoặc nhiều máy bơm tạo ra tác dụng lực ngược chiều nhau. Từ đó điều hướng đước bánh xe rẽ trái hoăc phải.
Các yêu cầu kỹ thuật của phụ kiện thuỷ lực xe nâng
Để hệ thống thuỷ lực của xe nâng hoạt động một cách hiệu quả, các phụ kiện của hệ thống cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nhất định. Cụ thể như sau:
- Phụ tùng, linh kiện tương thích với xe nâng: Trước khi thay phụ tùng, linh kiện, bạn hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo tương thích với xe nâng. Nếu không, xe nâng sẽ không thể hoạt động bình thường.
- Phụ kiện cần được bảo dưỡng thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận phụ kiện của hệ thống thuỷ lực xe nâng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
- Phụ kiện chất lượng, chính hãng: Phụ kiện thủy lực xe nâng cần được mua ở những đơn vị cung cấp uy tín, chính hãng, đảm bảo chất lượng, hiệu suất hoạt động của xe nâng.
Lưu ý những vấn đề có thể ảnh hưởng đến hệ thống thủy lực xe nâng
Hệ thống thủy lực đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các chức năng nâng hạ, di chuyển của xe nâng. Do đó, việc đảm bảo hệ thống thủy lực hoạt động an toàn và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến hệ thống thủy lực xe nâng:
- Rò rỉ dầu: Bộ phận này có nhiệm vụ quan trọng trong việc truyền áp suất chất lỏng. Do đó sau một thời gian hoạt động, có thể xuất hiện tình trạng nứt vỡ, rò rỉ. Các vết nứt này chủ yếu xuất hiện ở dưới gầm xe yêu cầu người lái xe cần chú ý quan sát và thường xuyên bảo dưỡng.
- Nhiệt độ chất lỏng vượt ngưỡng cho phép: Khi xe hoạt động liên tục trong một thời gian dài sẽ xuất hiện hiện tượng bốc khói, xe hoạt động yếu ớt. Khi đó cần cho xe tạm ngưng hoạt động để tránh việc hỏng bơm thuỷ lực hay rò rỉ dầu.
- Một số vấn đề khác: trượt cột, bộ lục hút tắc, tiếng động lạ từ xe nâng,…
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được các thông tin cơ bản về hệ thống thuỷ lực xe nâng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng. Nếu bạn mong muốn được tư vấn chi tiết về các sản phẩm xe nâng, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến hotline 0979 654 498 hoặc website Thiên Sơn Holdings.
Xem thêm kiến thức liên quan:
- Cấu tạo xe nâng hàng và nguyên lý hoạt động
- Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay
- Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện xe nâng