Hiểu rõ cấu tạo xe nâng điện là điều quan trọng đối với người vận hành, giúp nâng cao hiệu suất và an toàn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, việc nắm bắt được cấu tạo chi tiết các bộ phận còn giúp người dùng dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng.
Trong bài viết này, Thiên Sơn Holdings sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng điện để bạn nẵm rõ hơn.
Cấu tạo xe nâng điện chi tiết
- Khung nâng: Là bộ phận nâng đỡ thân xe, càng nâng và bình ắc quy. Khung nâng được làm từ vật thép siêu bền, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
- Giá nâng: Bao gồm giá nâng thép và vòng bi để kéo toàn bộ giá nâng lên. Giá nâng thép có khả năng chịu lực lớn, vòng bi có độ chính xác cao đảm bảo việc nâng hàng không bị sai lệch.
- Càng nâng: Được dùng để đặt hàng hóa mỗi khi có nhu cầu cần nâng hạ. Càng nâng có bộ phận cố định thanh đỡ đầu xi lanh để mỗi khi piston đi lên thì sẽ kéo luôn đầu trên của xi lanh đi lên.
- Đối trọng: Đối của xe nâng điện là những cục pin được đặt sau xe. Có vai trò giữ cân bằng cho xe nâng mỗi khi nâng hạ, di chuyển hàng hóa.
- Mui xe: Được làm bằng kim loại, có tác dụng bảo vệ người lái dưới tác động của các yếu tố bên ngoài.
- Động cơ điện: Là bộ phận truyền động chính của xe nâng, được tích hợp ở phía bên trong xe. Động cơ điện có thể là loại một motor dùng cho cả nâng hạ và di chuyển, hoặc hai motor độc lập.
- Hệ thống điều khiển: Bao gồm hệ thống ga điều khiển và bo mạch điều khiển. Hệ thống ga điều khiển hoạt động thông qua cảm biến từ và bo mạch điều khiển.
- Bo mạch điều khiển: Là chip điện tử có thể bắt và truyền các tín hiệu từ tay người điều khiển tới các bộ phận nâng hạ, di chuyển.
- Hệ thống bánh: Gồm bánh tải và bánh lái. Bánh tải có kích thước lớn hơn bánh lái, thường được làm từ nhựa, PU hoặc cao su.
Tham khảo các bài viết liên quan:
Nguyên lý vận hành của xe nâng điện
Xe nâng điện là thiết bị nâng hạ hàng hóa được sử dụng phổ biến trong các kho xưởng, nhà máy. Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện về cơ bản bao gồm 3 phần chính:
- Cơ chế nâng hạ: Khi nhận tín hiệu từ bộ phận điều khiển, bơm thủy lực sẽ hoạt động tạo áp lực đẩy piston thủy lực, từ đó nâng khung nâng và hàng hóa lên cao. Khi hạ hàng hóa thì áp lực trong piston thủy lực sẽ được xả ra ngoài, lợi dụng sức nặng của khung nâng và hàng hóa để hạ độ cao xuống.
- Cơ chế nghiêng: Cơ chế nghiêng khung nâng được thực hiện bởi 2 piston thủy lực liên kết giữa thân xe và khung nâng. Hệ thống nghiêng được điều khiển bằng tay chang bố trí trong cabin xe. Khi người lái kéo cần nghiêng, piston thủy lực sẽ đẩy khung nâng nghiêng về phía trước hoặc phía sau.
- Cơ chế di chuyển: Xe nâng được trang bị hệ thống bánh lái kích thước nhỏ phía sau, bánh dẫn động kích thước lớn ở phía trước. Khi người lái điều khiển xe di chuyển, động cơ điện sẽ truyền lực đến bánh dẫn động, từ đó giúp xe di chuyển.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng điện. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại xe nâng này.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về xe nâng điện, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0979 654 498. Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn và tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tham khảo một số sản phẩm xe nâng điện bán chạy tại Thiên Sơn Holdings:
- Xe nâng điện 1 tấn
- Xe nâng điện 2 tấn
- Xe nâng điện 3 tấn
- Xe nâng điện 4 tấn
- Xe nâng điện 4.5 tấn
- Xe nâng điện 5 tấn